Câu hỏi “Có nên làm môi giới bất động sản” đang là câu hỏi được quan tâm nhất hiện nay bởi đây là nghề thu hút được nhiều sự chú ý bởi thu nhập khủng, ngay cả đối với sinh viên vừa ra trường. Nhiều người còn kháo nhau rằng chỉ cần bán được hai căn cao cấp, năm đó coi như là “mùa nông nhàn.”
ĐỌC THÊM:
Có nên làm môi giới BĐS không?
Các bạn được gì khi chọn nghề môi giới?
Nghề môi giới bất động sản được ví như “miền đất hứa” với những bạn nhiệt huyết. Đã có không ít các bạn đã lựa chọn công việc này bởi nhiều lý do:
Thu nhập đáng mơ ước
Thu nhập của môi giới bất động sản là một điểm thu hút cực lớn cho không ít các bạn. Nếu bạn bán thành công một căn hộ, một mảnh đất, một ngôi nhà thì hoa hồng người môi giới nhận được lên đến hàng chục, hàng trăm triệu đồng.
Cải thiện khả năng giao tiếp
Nghề môi giới bất động sản được cho là nghề tạo ra nhiều cơ hội học hỏi kiến thức nhiều lĩnh vực khác nhau chứ không chỉ riêng mảng bất động sản. Khi bạn đã trau dồi được kinh nghiệm, bạn sẽ được cải thiện khả năng giao tiếp, nói chuyện lưu loát hơn, nâng cao khả năng ứng biến trong mọi tình huống.
Rèn luyện tính kiên nhẫn và bình tĩnh
Nghề môi giới bất động sản không chỉ giúp bạn nâng cao khả năng giao tiếp mà còn giúp bạn rèn luyện sự kiên nhẫn và bình tĩnh dù ở bất kỳ hoàn cảnh nào. Nhờ tiếp xúc với nhiều tầng lớp khách hàng với tính cách khác nhau, bạn sẽ nâng cao được khả năng phán đoán, đánh giá khách hàng tiềm năng giúp cho công việc trở nên thuận lợi hơn.
Tuy nhiên, những khó khăn bạn sẽ phải đối mặt là gì?
Không chỉ riêng nghề môi giới bất động sản, bất cứ nghề nào cũng có khó khăn riêng, do đó khi bước chân vào bất kỳ lĩnh vực nào bạn cũng cần phải chấp nhận thử thách để tìm ra tệp khách hàng tiềm năng. Một số thử thách bạn sẽ phải đối mặt khi gia nhập ngành môi giới bất động sản:
Dễ tổn thương khi tâm lý không vững
Dù trai hay gái, việc phải nghe những lời nặng nề từ khách hàng có thể khiến bản thân bị tủi thân và khó tiếp tục kiên trì với công việc. Tuy nhiên, để có thể vượt qua cảm giác xấu hổ và chán nản đó, bạn cần rèn luyện một chí mạnh mẽ, bền bỉ và kiên cường.
Nhiều cạm bẫy
Ngoại hình chính là thế mạnh của các nhân viên môi giới bất động sản. Khi nhắc đến nhân viên môi giới bất động sản ai cũng nghĩ ngay đến những chàng trai cô gái ăn mặc lịch thiệp, đầu tóc chải chuốt, nước hoa thơm nức. Điều này sẽ khiến xảy ra nhiều vấn đề phát sinh, đặc biệt với nữ giới vì những cạm bẫy luôn rình rập. Vấn đề “trêu ghẹo” rất sẽ xảy ra và đòi hỏi bạn phải có bản lĩnh vững vàng.
Ít thời gian cho gia đình
Khi lựa chọn làm môi giới bất động sản là đồng nghĩa với việc bạn sẽ phải di chuyển liên tục, giờ giấc linh hoạt, đi sớm về khuya, chỉ cần khách hàng gọi là ngay lập tức bạn phải có mặt. Khi chấp nhận làm môi giới bất động sản, bạn sẽ bị hạn chế thời gian dành cho gia đinh.
Để gắn bó được với nghề là điều không dễ dàng đối với bất kỳ ai. Bạn sẽ thường xuyên phải cắm mặt vào màn hình điện thoại để trả lời khách hay để cập nhật những thông tin mới trong thị trường để có thể tư vấn được cho khách. Vì vậy, bạn lúc nào cũng phải sạc đầy năng lượng để cân bằng được cuộc sống gia đình và công việc.
Vậy phải làm gì để vượt qua khó khăn trong nghề?
Để thành công với nghề môi giới bất động sản, bạn cần phải trau dồi nhiều kỹ năng giao tiếp, thương lượng và kiến thức thị trường bất động sản. Hãy luôn cố gắng học hỏi để hoàn thiện bản thân tốt hơn.
Bạn hãy rèn luyện cho mình một ý chí sắt đá, luôn nung nấu đam mê với công việc. Để gắn bó lâu dài được với công việc này, bạn cần sở hữu một tinh thép cũng như bản lĩnh để đối mặt với mọi khó khăn. Đừng nản chí mà dễ dàng bỏ cuộc, thất bại hôm nay chính là thành công vào ngày mai.
Ngoài ra, bạn cũng cần trang bị thêm kỹ năng để tự bảo vệ cho bản thân khi cần. Dù làm bất cứ nghề gì, hãy đề cao tinh thần cảnh giác, thăm dò và xác định xem đây liệu có phải khách hàng tiềm năng đáng tin cậy hay không.
Tiền bạc rất quan trọng nhưng tình cảm gia đình cũng rất đáng quý. Dù công việc của người môi giới có bận rộn đến đâu, hãy cố gắng dành riêng cho mình khoảng thời gian để nghỉ ngơi và giành cho gia đình. Bạn hãy mở lòng chủ động chia sẻ với gia đình để học có thể cảm thông và ủng hộ bạn.
Tóm lại, câu trả lời cho thắc mắc “có nên làm môi giới bđs” hay không còn phụ thuộc vào tình yêu của bạn với nghề, sự quyết tâm, cầu tiến và nắm bắt cơ hội đúng lúc đúng chỗ.
Chúc các bạn luôn thành công với mọi định hướng trong nghề!
Nguồn: https://diaoc5sao.vn/