Ngày nay việc được vào làm tại phòng kinh doanh ở các công ty là điều mà nhiều bạn trẻ mơ ước và đam mê cháy bỏng. Vậy hãy cùng Địa Ốc 5 Sao tìm hiểu xem phòng kinh doanh làm những công việc gì nhé?
Khái niệm phòng kinh doanh
Phòng kinh doanh (Business Department) – bộ phận đóng vai trò quan trọng, chủ chốt trong mỗi công ty, doanh nghiệp. Phòng kinh doanh chịu trách nhiệm nghiên cứu, phát triển và phân phối sản phẩm. Với mục đích chung là đem lại doanh số, lợi nhuận cho công ty. Bên cạnh đó, phòng kinh doanh còn kết nối giữa các phòng ban, bộ phận khác trong công ty như: Marketing, Sale, Truyền thông, Content,….
Với đãi ngộ tốt, nhiều tiềm năng phát triển, phòng kinh doanh luôn thu hút được sự quan tâm của các bạn sinh viên, các bạn trẻ tìm hiểu, lựa chọn và theo đuổi.
Phòng kinh doanh làm những công việc gì? Chức năng, nhiệm vụ của phòng kinh doanh
Nhiệm vụ chung của phòng kinh doanh:
Trong phòng kinh doanh mỗi người sẽ có một nhiệm vụ, chuyên môn và phụ trách các mảng công việc khác nhau. Nhưng nhìn chung, phòng kinh doanh làm những công việc chung sau:
- Đưa tham mưu, chiến lược về phân phối các sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ của công ty, doanh nghiệp
- Nghiên cứu và phát triển các sản phẩm, hàng hoá của công ty. Nghiên cứu thị trường tiềm năng cho hàng hoá của công ty.
- Xây dựng chiến lược và giám sát tiến độ thực hiện các chiến lược, đảm bảo đúng quy trình và kế hoạch đã đề ra
- Xây dựng mạng lưới, phễu nhằm thu hút, tìm kiếm và phát triển khách hàng tiềm năng.
- Tìm hiểu thông tin, đàm phán và ký kết hợp đồng với khách hàng hoặc đối tác.
- Phối hợp cùng các bộ phận để lên những chiến dịch quảng bá để tiếp cận khách hàng, tăng độ nhận diện thương hiệu nhằm nâng cao doanh số.
Phòng kinh doanh làm những công việc gì? Nhiệm vụ của từng bộ phận/ vị trí trong phòng kinh doanh?
Trong phần phòng kinh doanh phải làm những công việc gì thì tùy thuộc vào mô hình kinh doanh cùng cơ cấu của công ty sẽ có những sự khác biệt riêng. Trong đó có một số bộ phận/ vị trí như:
Trưởng phòng kinh doanh: Vị trí này sẽ quản lý, phụ trách, giám sát các hoạt động kinh doanh của phòng, của bộ phận để đảm bảo được hiệu quả, hiệu suất công việc nhằm đảm bảo những tiến độ, mục tiêu của công ty một cách hiệu quả và tối ưu. Vị trí này cũng sẽ phải đảm bảo và chịu trách nhiệm về doanh thu hoặc chi phí cùng với ban lãnh đạo cũng như phải tuyển dụng, đào tạo và quản lý nguồn nhân sự trong phòng mình.
Nhân viên kinh doanh: vị trí này trong phòng kinh doanh làm những công việc gì?Đây là vị trí khá quan trọng khi họ sẽ là cầu nối giữa doanh nghiệp và khách hàng. Họ sẽ tiếp xúc với khách hàng để giới thiệu, tư vấn và thuyết phục khách hàng sử dụng sản phẩm, dịch vụ mà công ty đang kinh doanh.
Vị trí này yêu cầu bạn phải hiểu rõ dịch vụ, sản phẩm của công ty cùng nhu cầu và thông tin của khách hàng để đưa ra giải pháp tốt nhất với khách hàng nhằm tăng doanh thu cho công ty.
Nhân viên chăm sóc khách hàng: Những nhân viên này sẽ phụ trách để giải quyết các vấn đề, thắc mắc cũng như khiếu nại của khách hàng, nhằm đưa cho khách hàng những trải nghiệm tuyệt vời nhất với dịch vụ, sản phẩm của công ty. Bên cạnh đó bạn cũng cần nắm bắt những nhu cầu, vấn đề của khách hàng để giúp công ty cải thiện những dịch vụ, chất lượng của sản phẩm. Đồng thời, nhân viên chăm sóc khách hàng phải giới thiệu những chương trình khuyến mãi, những sự kiện để thu hút khách hàng quay lại sử dụng dịch vụ.
Nhân viên Content: Chịu trách nhiệm cho các nội dung, ấn phẩm liên quan đến dịch vụ, sản phẩm của công ty. Phân loại nội dung để phát triển, phân phối và đánh giá nội dung cũng như xây dựng thương hiệu của sản phẩm, dịch vụ. Quản lý các kênh truyền thông xã hội nhằm đưa ra nội dung và cách tiếp cận tới khách hàng một cách hiệu quả.
Mô hình tổ chức phòng kinh doanh
Hiện nay, đa phần các công ty sẽ áp dụng 3 mô hình tổ chức chính: mô hình hòn đảo; mô hình dây chuyền; mô hình kinh doanh theo nhóm. Tuỳ vào từng dịch vụ, sản phẩm cũng như chiến lược của mỗi doanh nghiệp mà mình sẽ áp dụng những mô hình khác nhau sao cho hiệu quả
Phòng kinh doanh theo mô hình hòn đảo
Đây là loại mô hình dành cho những doanh nghiệp kinh doanh mỹ phẩm, thực phẩm chức năng. Bởi với mô hình này, đội nhóm sẽ có những kiến thức, nền tảng, kỹ năng, thông tin về sản phẩm, hoa hồng cũng như quyền lợi mà mình được nhận.
Một số ưu điểm của mô hình hòn đảo:
- Không cần nhiều nhân sự giám sát
- Áp dụng các quy trình bán hàng một cách đơn giản, dễ dàng
- Nhân viên được hưởng theo đúng năng lực
Tuy nhiên, mô hình này không được nhiều doanh nghiệp ưa chuộng bởi có những nhược điểm sau:
- Môi trường cạnh tranh khốc liệt, làm việc độc lập và đồng nghiệp sẽ quan tâm đến lợi ích cá nhân nhiều hơn là những lợi ích của tập thể.
- Công ty khó kiểm soát, quản lý bởi mỗi nhân viên sẽ có một cách bán hàng và tiếp thị khác nhau.
- Khó quản lý tệp khách hàng
Phòng kinh doanh theo mô hình dây chuyền
Mô hình dây chuyền là một dạng mô hình nổi tiếng, được nhiều công lựa chọn và áp dụng. Với mô hình này phòng kinh doanh làm những công việc gì?
- Lead generation team: Công việc của nhóm này là thu thập thông tin khách hàng, bao gồm: tên, tuổi, số điện thoại, email,… cùng các thông tin liên quan
- Sales Development Representatives: tiếp cận và xác định đối tượng mục tiêu là nhiệm vụ của nhóm này
- Account Executives : Đây là nhóm quan trọng nhất có trách nhiệm là chốt đơn
- Customer Success team : Sau khi khách hàng đã chốt đơn thì sẽ chuyển cho nhóm này để tiếp tục thực hiện các công việc chăm sóc khách để khách hàng cảm thấy hài lòng với dịch vụ và sản phẩm .
Ưu điểm của mô hình dây chuyền:
- Mang lại hiệu quả cao, giúp các thành viên gắn kết với nhau cùng hợp tác và phát triển
- Có chỉ tiêu KPI rõ ràng, minh bạch
- Dễ dàng kiểm soát ở từng khâu và giải quyết các vấn đề phát sinh
- Dễ quản lý nhân sự
Nhược điểm
- Không phù hợp với mô hình kinh doanh ít nhân lực
- Nếu không phân công rõ ràng sẽ dễ gặp vấn đề trong khâu tiếp nhận
Mô hình kinh doanh theo nhóm – phòng kinh doanh làm những công việc gì?
Mặc dù, mỗi mô hình có những điểm mạnh và điểm yếu khác nhau, nhưng ở mô hình này có nhiều điểm mạnh hơn vì vậy được các doanh nghiệp ưu tiên lựa chọn.
Ưu điểm của mô hình này là :
- Có sự gắn kết chặt chẽ giữa các thành viên trong nhóm.
- Quan tâm đến khách hàng, đến những mục tiêu của cả công ty
- Giúp các thành viên trong nhóm hiểu nhau hơn, đồng cảm với nhau hơn, việc chia nhỏ nhóm ra sẽ linh hoạt hơn trong các khẩu.
Điểm yếu :
- Cá nhân ít cơ hội để cạnh tranh thể hiện tài năng , việc này làm giảm tích cạnh tranh giữa các thành viên .
- Có ít sự chuyên môn hóa với từng vai trò
Qua bài viết trên, Địa Ốc 5 Sao đã cung cấp tới bạn đọc về phòng kinh doanh làm những công việc gì?. Hy vọng bài viết phần nào giúp bạn hình dung được thực tế hơn về công việc phòng ban này. Chúng sẽ hỗ trợ bạn quyết định ngành nghề theo đuổi tương lai.
GIA NHẬP GIA ĐÌNH 5 SAO
Đọc thêm:
Công việc của nhân viên kinh doanh bất động sản
Kinh doanh bất động sản cần học những gì
Nguồn: https://diaoc5sao.vn