Căn hộ shophouse là gì? công năng, lợi ích, lợi nhuận… của shophouse ra sao? cùng chúng tôi check-list tất cả kiến thức mua bán, đầu tư shophouse để hiểu về loại hình này trong bài viết dưới đây.
CĂN HỘ SHOPHOUSE LÀ GÌ?
Căn hộ shophouse là gì? định nghĩa về shophouse, khái niệm shophouse là gì? được những người mới tìm hiểu về loại hình này tìm kiếm rất nhiều. Thực tế, shophouse nghĩa tiếng Việt còn được gọi là nhà phố thương mại.
- Shop – Cửa hàng
- House – Nhà
Do đó, shophouse được hiểu một cách đơn giản là một loại hình bất động sản có thiết kế đặc biệt, tích hợp giữa không gian sống dành cho nhu cầu để ở và không gian kinh doanh, dành cho dịch vụ kinh doanh thương mại để thu lời.
Do đó, công năng của một căn hộ shophouse thường được biết đến là VỪA ĐỂ Ở, VỪA ĐỂ KINH DOANH. Thông thường, chủ sở hữu shophouse hay các chủ đầu tư dự án xây dựng shophouse sẽ thiết kế tầng trệt dùng để kinh doanh, cho thuê còn từ tầng 2 trở lên dùng để ở. Do đó, đây cũng là loại hình được nhiều cư dân lựa chọn khi vừa giải quyết bài toán an cư, lại vừa giải quyết bài toán kinh doanh, thu nhập.
ĐẶC ĐIỂM & LỢI ÍCH CỦA SHOPHOUSE LÀ GÌ?
Đặc điểm của căn hộ shophouse là gì?
Vị trí đẹp: nhờ sự đặc thù về công năng là vừa ở, vừa dùng để kinh doanh sinh lời nên những căn hộ shophouse thường sở hữu những vị trị đẹp. Tại Việt Nam, shophouse thường được phát triển mạnh ở những khu chung cư và những khu đô thị có quy hoạch bài bản. Vị trí thường có là vị trí mặt tiền, dễ dàng tiếp cận. Nơi có lượng giao thông lưu hành đông đúc, cư dân sinh sống và hoạt động thương mại sầm uất.
Thiết kế ấn tượng: Sự kết hợp giữa 2 hình thức ở và kinh doanh nên thiết kế căn hộ shophouse cũng trở nên độc đáo hơn. Không gian kinh doanh cần được tối ưu để có thể tận dụng và phát triển công việc kinh doanh tối đa. Còn không gian sống cần đảm bảo được sự tiện nghi, hiện đại. Lối thiết kế thông tầng cũng được ưa chuộng trong trường hợp này.
Ngoài ra, trong thiết kế kiến trúc shophouse tại một dự án, thường chủ đầu tư sẽ thiết kế đồng bộ về kiến trúc, về diện mạo bề ngoài giúp toàn bộ khu shophouse trở nên chuyên nghiệp và có sức hấp dẫn hơn, tạo thành những chuỗi nhà phố kéo dài.
Số lượng hữu hạn: Vì có yêu cầu khắt khe hơn so với BĐS thông thường cả về việc đáp ứng tiêu chuẩn/nhu cầu của người sử dụng là vừa ở, vừa kinh doanh; đồng thời quỹ đất có vị trí đẹp, mặt tiền trong một con phố, một dự án, một khu đô thị đều hữu hạn. Do đó, số lượng của shophouse thường rất hữu hạn. Tuy nhiên, đây cũng là một lợi thế giúp tăng hiệu quả kinh doanh sinh lời cho các chủ nhân.
Ngoài ra, shophouse cũng có điểm hạn chế là giá bán so với loại hình BĐS thông thường sẽ đắt hơn, quyền sở hữu đối với shophouse thông thường là 50 năm, khác với BĐS để ở. Bên cạnh đó, các tiêu chí để đảm bảo hiệu quả sinh lời cho shophouse cũng khắt khe: vị trí đẹp, dân cư đông đúc,…
Lợi ích của căn hộ shophouse là gì?
Công năng linh hoạt nên căn hộ shophouse xuất hiện tại Việt Nam và được nhiều nhà đầu tư chú ý đến. Đặc biệt là đối với những lợi ích mà sản phẩm này mang đến cho nhà đầu tư:
- Sở hữu một căn shophouse có thể vừa ở được, vừa sinh lời được
- Thừa hưởng những giá trị tiện ích nằm trong khu đô thị, dự án quy hoạch
- Sinh lời từ việc kinh doanh, cho thuê lại mặt bằng
- Kỳ vọng gia tăng lãi vốn khi đầu tư
CẬP NHẬT XU HƯỚNG MUA/ĐẦU TƯ SHOPHOUSE HIỆN NAY
Hiện tại, shophouse phát triển mạnh tại Việt Nam không chỉ giới hạn ở những khu đô thị, không gian hạn sẽ là những dãy phố thương mại được quy hoạch đồng bộ mà còn xuất hiện tại những vị trí, dự án, khu vực có khả năng kinh doanh thương mại tốt. Cụ thể:
- Shophouse khối đế chung cư: Có vị trí nằm tại khối đế, tầng trệt của các dự án chung cư
- Shophouse tại các khu đô thị lớn: Toạ lạc tại vị trí đắc địa bậc nhất của khu đô thị, những đường lớn của khu đô thị và được quy hoạch bài bản về kiến trúc, kết cấu tạo nên một dãy nhà phố đồng bộ.
- Shophouse tại các khu du lịch nghỉ dưỡng: Loại này được xuất hiện trong những năm gân đây khi ngành du lịch Việt Nam phát triển mạnh mẽ. Các loại hình bất động sản đầu tư có thể sinh lời như shophouse – nhà phố thương mại được các đơn vị chủ đầu tư tận dụng linh hoạt, đưa vào dự án. Không chỉ tăng thêm tiện ích, đáp ứng nhu cầu trải nghiệm, mua sắm, giải trí cho du khách mà còn tạo ra những cơ hội đầu tư sinh lời cho nhà đầu tư.
KINH NGHIỆM ĐẦU TƯ CĂN HỘ SHOPHOUSE HIỆU QUẢ
Lựa chọn đúng sản phẩm
2 tiêu chí cơ bản mà bạn cần lưu ý khi chọn lựa shophouse để mua và đầu tư với mục đích sinh lời là:
- Vị trí đẹp: tiêu chuẩn vị trí đẹp trong đầu tư nhà phố thương mại là cần đảm bảo: nằm ở vị trí có giao thông thuận tiện, gần trục đường lớn, có mặt tiền rộng, dân cư đông đúc, có hoạt động giao thương sầm uất.
- Xác định đối tượng khách hàng + sản phẩm kinh doanh: Định hình trước sẽ kinh doanh mặt hàng gì? hình thức kinh doanh ra sao? khách hàng của mình là ai? để có đánh giá khách quan về tính khả quan của kênh đầu tư. Ví dụ, đầu tư shophouse với mục đích cho thuê lại thì khách hàng của bạn sẽ là người đi thuê. Vậy người thuê sẽ là ai? Với hình thức tự kinh doanh buôn bán thì cần xác định nhu cầu thị trường, sản phẩm và khách hàng mua. Họ có thể là cư dân sinh sống quanh đó, du khách,… tuỳ vào tình hình thực tế của vị trí, khu vực và định hướng phát triển của khu vực để đưa ra kết luận.
Đánh giá tiềm năng kinh doanh của căn shophouse
Nếu mua shophouse tại khối đế chung cư: thì mục đích chính của căn shophouse sẽ phục vụ nhu cầu mua sắm của cư dân tại chung cư và quanh khu vực với bán kính nhỏ. Bạn có thể cho thuê lại mặt bằng để thu lời nếu muốn giảm thiểu công sức, thời gian. Nếu muốn tự kinh doanh thì cần cân nhắc tới mặt hàng, đối tượng khách hàng. Nguồn khách hàng đủ lớn, sản phẩm đủ tiềm năng thì hiệu quả sinh lời mới cao.
Thông thường, những shophouse khối đế chung cư được đầu tư nhiều thường là những sản phẩm thuộc dự án lớn, có quy mô và diện tích lớn. Có lượng cư dân đông và có mức chi tốt thay cho những vị trí hay dự án có quy mô nhỏ.
Nếu mua shophouse tại các khu đô thị, dự án: thì vẫn cần đảm bảo các tiêu chí về vị trí, về tiềm năng kinh doanh.
Hiện nay, rất nhiều nhà đầu tư lựa chọn khai thác shophouse tại các khu du lịch nghỉ dưỡng vì họ cho rằng đây là “miếng bánh ngon”, vừa mới lạ, lại có tiềm năng tốt khi sản phẩm phục vụ chủ yếu cho du khách. Tuy nhiên, đầu tư vào đâu thì cũng có rủi ro, muốn hiệu quả nhà đầu tư cần đánh giá tính khả quan của sản phẩm từ góc độ giá trị thực.
Hãy đặt ra câu hỏi: đầu tư shophouse tại đó sẽ phục vụ cho đối tượng khách hàng nào? Thị trường có đủ lớn để đảm bảo hiệu quả sinh lời cho chuỗi shophouse tại dự án không? Năng lực chủ đầu tư, đơn vị quản lý khai thác du lịch như thế nào? Vì nguồn khách là quan trọng nhất và có tác động trực tiếp tới hiệu quả kinh doanh shophouse tại các khu du lịch.
Lường trước rủi ro khi đầu tư shophouse để ra quyết định chính xác
Không có kênh đầu tư nào là an toàn tuyệt đối. Rủi ro và cơ hội vẫn luôn song hành cùng nhau. Một kênh đầu tư càng có sức hấp dẫn, càng tiềm năng thì sức cạnh tranh càng lớn, độ rủi ro cũng càng cao. Loại hình shophouse cũng không ngoại lệ. Khi đầu tư shophouse sẽ có hàng trăm câu hỏi cần được giải đáp để yên tâm đầu tư. Và dưới đây là một số câu hỏi để bạn tự vấn và tìm hiểu trước khi quyết định đầu tư vào dự án nào.
- Pháp lý shophouse tại dự án có đảm bảo? quyền sở hữu shophouse là bao lâu?
- Chủ đầu tư dự án có uy tín không?
- Tại sao nên đầu tư shophouse tại dự án này mà không phải dự án khác?
- Việc chuyển nhượng, mua bán có dễ không?
- Khách hàng (người tiêu dùng/người thuê lại) là ai?
Xu hướng đầu tư vào nhà phố thương mại shophouse ngày càng tăng cao nên ngày càng có nhiều người tìm hiểu về căn hộ shophouse là gì? loại hình này có những đặc điểm, lợi ích đầu tư ra sao. Với bài viết trên đây, hy vọng Địa Ốc 5 Sao đã mang đến cho bạn những kiến thức hữu ích. Hãy liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ trực tiếp tư vấn đầu tư vào shophouse.
TƯ VẤN ĐẦU TƯ DỰ ÁN SHOPHOUSE:
>> Một số dự án căn hộ shophouse đang hút vốn đầu tư hiện nay:
- Shop Vinwonder Phú Quốc
- Shophouse tại dự án Grand World Phú Quốc
- Shophouse – nhà phố thương mại tại Thanh Long Bay Phan Thiết
Nguồn: http://diaoc5sao.vn