Tư duy phản biện (critical thinking) là khái niệm với chiều dài lịch sử hơn 2000 năm qua. Bài viết dưới đây là một nghiên cứu chuyên sâu về khái niệm, vai trò cũng như tính ứng dụng phương pháp tư duy phản biện trong cuộc sống và công việc.
Khái niệm tư duy phản biện
Tư duy phản biện được định nghĩa là khả năng suy nghĩ hợp lý và rõ ràng, có sự logic giữa các ý tưởng khác nhau. Những người có tư duy phản biện thường không bao giờ vội vàng chấp nhận các ý tưởng mới hay giả định mới ngay lập tức. Họ sẽ luôn phân tích các ý tưởng đó có chặt chẽ và thể hiện toàn bộ vấn đề hay không. Thay vì dựa vào trực giác, họ sẽ xác định và giải quyết vấn đề một cách có cơ sở và hệ thống.
Đặc điểm tư duy phản biện
Tư duy phản biện là cách suy nghĩ tổng thể vấn đề tại một thời điểm cụ thể, đây không phải là quá trình tích luỹ thông tin mà bạn có thể học một lần và sử dụng mãi mãi.
Dưới đây là những đặc điểm của một người có tư duy phản biện:
- Xác định được mối liên hệ giữa các ý tưởng.
- Hiểu được tầm quan trọng của việc lập luận.
- Xây dựng và thẩm định các lập luận.
- Chỉ ra những mâu thuẫn trong lập luận.
- Tiếp cận vấn đề nhất quán và hệ thống.
- Biện minh cho các giả định của riêng mình.
Vai trò của tư duy phản biện
Đa số suy nghĩ của chúng ta bị tác động lớn bởi thành kiến – bom gồm cả ý thức và tiềm thức. Chất lượng cuộc sống phụ thuộc rất nhiều và khả năng suy nghĩ. Thiếu tư duy logic sẽ gây ra cho bạn tổn thất cả về tài chính và chất lượng cuộc sống. Để rèn luyện tư duy và cảm xúc, bạn phải thực hiện quá trình này một cách hệ thống.
Dưới đây là một số ưu điểm của tư duy phản biện:
- Có kỹ năng tư duy tổng hợp chung: Suy nghĩ rõ ràng và logic đóng vai trò vô cùng quan trọng khi quyết định hành động. Khả năng suy nghĩ bài bản và giải quyết vấn đề một cách logic là tài sản cho tất cả các nghề nghiệp.
- Đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế tri thức toàn cầu: Xã hội ngày càng yêu cầu khắt khe với khả năng trí tuệ linh hoạt, khả năng phân tích thông tin từ nhiều nguồn khác nhau. Trong bối cảnh công nghệ thông tin phát triển, bạn cần có khả năng thích ứng với sự thay đổi một cách nhanh chóng.
- Giúp cải thiện ngôn từ và khả năng diễn đạt: Tư duy rõ ràng và có cơ sở là tiền đề để cải thiện khả năng diễn đạt trước đám đông. Bằng cách phân tích tính logic của văn bản, bạn cũng có thể phát triển kỹ năng đọc hiểu và xử lý vấn đề.
- Nuôi dưỡng sự sáng tạo: Việc đưa ra một giải pháp cho vấn đề không chỉ đòi hỏi sự sáng tạo mà còn đòi hỏi tính phù hợp và hữu ích với nhiệm vụ đang tiến hành.
- Quan trọng trong việc tự phản ánh: Để cuộc sống trở nên giá trị, bạn cần phải biết phân tích về giá trị cốt lõi cũng như những quyết định mình đưa ra.
5 kỹ năng tư duy phản biện bạn cần biết
Quan sát
Kỹ năng quan sát là bước khởi đầu tư duy phản biện. Những người giỏi tư duy phản biện có thể nhanh chóng cảm nhận và đánh giá một vấn đề mới. Họ có thể dự đoán được khả năng xảy ra vấn đề trong tương lai dựa trên kinh nghiệm cá nhân.
Để rèn luyện kỹ năng này bạn có thể giảm tốc độ xử lý thông tin, chú ý nhiều hơn đến môi trường xung quanh. Một số cách hữu ích để rèn luyện như viết nhật ký, tích cực lắng nghe, … để đánh giá những gì bạn đang chứng kiến.
Phân tích
Sau khi xác định vấn đề, bước tiếp theo bạn cần làm là phân tích và đánh giá một tình huống. Việc này đòi hỏi bạn phải lọc thông tin, tìm hiểu các nghiên cứu khách quan cũng như đặt câu hỏi để đảm bảo thông tin đó là chính xác.
Suy luận
Suy luận là kỹ năng đưa ra kết luận về thông tin bạn thu thập được. Quá trình này đòi hỏi bạn phải đưa ra câu trả lời dưa vào thông tin hạn chế. Bạn có thể cải thiện kỹ năng này bằng cách đưa ra các phỏng đoán logic và có cơ sở thay vì vội vàng đưa ran kết luận. Việc này đòi hỏi bạn tìm ra càng nhiều manh mối và chứng cứ để phục vụ cho mục đích đánh giá kết quả vấn đề.
Giao tiếp
Kỹ năng giao tiếp vô cùng quan trọng khi bạn cần giải thích và thảo luận vấn đề. Để nâng cao khả năng giao tiếp, bạn cần thường xuyên tham gia vào bàn luận với những người có quan điểm khác nhau. Thêm vào đó, bạn cũng cần duy trì thói quen giao tiếp như: lắng nghe, tập chia sẻ ý tưởng của bạn với chứng cứ thu thập được. Đây là tiền đề để giúp bạn đánh giá vấn đề hiệu quả.
Giải quyết vấn đề
Bước cuối cùng trong tư duy phản biện là giải quyết vấn đề. Kỹ năng này đòi hỏi bạn vận dụng tư duy phản biện để tiến hành các giải pháp tốt nhất cũng như đánh giá giải pháp đó có hiệu quả hay không.
Kết luận
Tư duy phản biện là năng lực rất quan trọng cho bất kỳ ai muốn thành công trong cuộc sống. Kỹ năng phân tích và đánh giá tình huống sẽ giúp bạn xử lý vấn đề hiệu quả hơn.
Nguồn: https://diaoc5sao.vn/